c

Gửi tiết tiết có an toàn không là thắc mắc của nhiều người đang muốn tiết kiệm để sinh lời nhưng còn băn khoăn về tính an toàn. Nhìn chung, gửi tiết kiệm là một hình thức đầu tư an toàn. Song, loại hình này vẫn tiềm ẩn một vài rủi ro và bạn hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách áp dụng các mẹo giữ an toàn dưới đây. 

1. Gửi tiết kiệm là hình thức đầu tư an toàn 

Trước tiên, có thể khẳng định gửi tiết kiệm là hình thức đầu tư an toàn bởi các yếu tố sau:

  • An toàn nhờ chính sách của ngân hàng

Khi bạn gửi tiết kiệm tại ngân hàng, mọi giao dịch đều được lưu lại trên hệ thống. Vì thế, nếu có vấn đề gì xảy ra với tài khoản tiết kiệm của mình, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu ngân hàng xác minh lại.

  • An toàn nhờ người gửi

Theo quy định hiện hành, việc gửi và rút tiền tiết kiệm phải do chính người gửi thực hiện. Nếu người gửi không thể trực tiếp rút tiền thì người nhận thay phải có giấy ủy quyền và xác nhận người đại diện của người gửi.

  • An toàn nhờ quy định của pháp luật

Tất cả các ngân hàng ở Việt Nam đều hoạt động dưới sự kiểm soát của luật pháp và Ngân hàng Nhà nước. Vì thế, tiền gửi tiết kiệm của người gửi luôn được pháp luật bảo vệ và đảm bảo an toàn cho số tiền bạn gửi.

Hơn nữa, tiền gửi tiết kiệm sẽ được ngân hàng chứng thực, có căn cứ bằng văn bản như sổ tiết kiệm và được đảm bảo bằng bảo hiểm tiền gửi. Nếu ngân hàng gửi tiết kiệm xảy ra rủi ro thì bên bảo hiểm sẽ chi trả tiền cho khách hàng theo quy định khi ký kết.

Gửi tiết kiệm là một hình thức đầu thức đầu tư có tính an toàn cao

2. Rủi ro mất tiền khi gửi tiết kiệm

Việc gửi tiết kiệm tại ngân hàng luôn được đảm bảo an toàn. Song, các giải pháp đầu tư tài chính dù an toàn đến đâu vẫn luôn tiềm ẩn rủi ro và việc gửi tiết kiệm cũng vậy. Khi gửi tiết kiệm, bạn vẫn có thể mất tiền do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.

2.1. Mất tiền gửi online vì để lộ thông tin cá nhân

Hiện nay, hình thức gửi tiền online được khá nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng do tính nhanh gọn, tiện lợi và lãi suất cao hơn hình thức gửi tiền tại quầy. Tuy nhiên, hình thức tiết kiệm này tiềm ẩn một số rủi ro như:

Người gửi không bảo mật tốt thông tin cá nhân, làm lộ mã OTP do nhấn vào link không rõ nguồn gốc, không an toàn, trang rác có chứa vi rút, mã độc… Điều này tạo điều kiện cho các hacker xâm nhập và đánh cắp tài khoản tiền gửi online của người gửi.

2.2. Mất tiền do ký sẵn chứng từ quan trọng

Nhiều trường hợp chủ quan, tin tưởng vào nhân viên, không để ý đến nội dung giấy tờ mình ký tên, ngại mất thời gian cho các giao dịch nộp, rút tiền mặt nên ký sẵn vào các chứng từ quan trọng để cho cán bộ ngân hàng có thể linh hoạt xử lý. Nếu gặp phải những nhân viên ngân hàng không tốt, lợi dụng điều đó để rút tiền thì khách hàng sẽ mất tiền gửi.

Ví dụ: Câu chuyện của anh Lê Đình Trung (36 tuổi) ở An Giang được đăng tải trên báo Vnexpress.net năm 2016. Cũng do tâm lý chủ quan nên anh đã ký vào chứng từ trắng, không có nội dung thông tin gì ở Ngân hàng Việt Á tại Cần Thơ. Sau đó, anh mới “tá hỏa” vì tiền từ 5 cuốn sổ tiết kiệm bỗng dưng “không cánh mà bay”. 

2.3. Mất tiền do không gửi trực tiếp tại ngân hàng

Có một số trường hợp khách hàng bận việc, lại tin tưởng họ hàng, người quen nên nhờ họ gửi tiền tiết kiệm hộ. Hoặc khách hàng tin tưởng vào những người tự xưng là nhân viên ngân hàng và tin là gửi qua họ sẽ được hưởng lãi suất cao hơn nên nhờ gửi. Đến lúc không thấy tiền gửi đâu, khách hàng mới biết mình bị lừa vì trót đặt niềm tin lầm chỗ.

2.4. Mất tiền do cán bộ ngân hàng

Nhiều khách hàng lại quá tin tưởng cán bộ ngân hàng nên không kiểm tra giấy tờ khi gửi tiết kiệm. Gặp phải những cán bộ ngân hàng gian lận thì khách hàng nhiều khi mất tiền gửi mới biết.

Ví dụ như vụ hơn 20 khách hàng của ngân hàng OceanBank chi nhánh Hải Phòng bị mất khoảng 400 tỷ trong sổ tiết kiệm vào tháng 9/2017 được đăng trên Báo mới. Khi phát hiện, điều tra, làm rõ, khách hàng mới biết giám đốc chi nhánh, kiểm soát viên và cán bộ ngân hàng cấu kết với nhau để ăn chặn tiền gửi của mình.

Gửi tiết kiệm ngân hàng có thể tồn tại một số rủi ro xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và khách quan

3. Mẹo giữ an toàn khi gửi tiết kiệm

Rủi ro mất tiền khi gửi tiết kiệm không phải là không có. Vì thế, để đảm bảo an toàn khi gửi tiết kiệm, bạn nên áp dụng các mẹo sau:

3.1. Không nên ký sẵn chứng từ trống

Khi giao dịch gửi hay rút tiền tại quầy, khách hàng cần ký vào giấy tờ ghi rõ nội dung giao dịch. Nhân viên ngân hàng khi giao dịch phải tuân thủ đúng quy trình và đưa giấy cho khách hàng ký. Trước khi ký, khách hàng cần đọc kỹ nội dung rồi mới ký vào giấy tờ giao dịch để đảm bảo an toàn. Đây sẽ là căn cứ để giải quyết các vấn đề liên quan đến giao dịch. 

3.2. Kiểm tra chi tiết nội dung trên sổ tiết kiệm hay hợp đồng tiền gửi

Có một số trường hợp nhân viên ngân hàng nhập nhầm số tiền gửi hoặc cố tình chiếm đoạt tiền gửi nếu sổ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi bị lỗi, không đầy đủ thông tin. Khách hàng không kiểm tra sổ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi nên không phát hiện ra. Đến khi mất tiền, điều tra, khách hàng mới phát hiện ra điều này.

Do đó, khi gửi tiết kiệm, khách hàng cần kiểm tra kỹ các thông tin có trên sổ. Các thông tin cần chú ý kiểm tra: họ tên và địa chỉ của người gửi và đồng sở hữu, loại tiền, số tiền gửi, ngày gửi tiền, kỳ hạn gửi, ngày đến hạn, lãi suất, phương thức trả lãi… Nếu phát hiện có gì nhầm lẫn khách hàng cần phản ánh ngay với nhân viên giao dịch để được giải quyết.

3.3. Kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi định kỳ

Khi gửi tiết kiệm, khách hàng cần kiểm tra tài khoản hàng tuần, hàng tháng qua dịch vụ Internet Banking hoặc Mobile Banking. Bởi nếu chẳng may bị mất tiền gửi, khách hàng có thể báo ngay với ngân hàng hoặc cơ quan chức năng để phối hợp giải quyết nhanh chóng. 

Nếu khách hàng không để ý, nhiều khi mất tiền gửi lúc nào không biết. Hoặc khi khách hàng phát hiện ra thì đã lâu, ngân hàng và cơ quan chức năng phải mất rất nhiều thời gian để điều tra, truy tố, xét xử.

3.4. Bảo quản sổ tiết kiệm cẩn thận

Không chỉ có giấy tờ tùy thân, chữ ký mà sổ tiết kiệm cũng là một trong những giấy tờ quan trọng. Đây là giấy tờ chứng minh khách hàng đã gửi tiền vào ngân hàng. Vì thế, khách hàng cần:

  • Cất giữ sổ tiết kiệm cẩn thận và báo ngay cho ngân hàng khi mất: Trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm thông báo qua điện thoại, khách hàng phải đến ngay quầy giao dịch của ngân hàng để làm giấy báo mất sổ tiết kiệm.
  • Không cho bất kỳ ai mượn sổ tiết kiệm của mình: Bởi vì người mượn sổ có thể giả giấy tờ tùy thân, chữ ký của khách hàng và cấu kết với nhân viên ngân hàng để rút tiền gửi từ sổ tiết kiệm.
  • Không cho nhân viên ngân hàng “nợ” sổ tiết kiệm khi đã gửi tiền: Nếu nhân viên ngân hàng “nợ” sổ, nhận vì một lý do nào đó như hết sổ, không thể chờ lâu… thì họ có thể lợi dụng điều đó để gửi tiền vào tài khoản khác và rút tiền ra để trục lợi. Vì thế, ngay khi hoàn tất thủ tục gửi tiền, khách hàng cần nhận lại ngay sổ tiết kiệm của mình.

3.5. Cố gắng duy trì một chữ ký cố định

Khi giao dịch với ngân hàng trong quá trình gửi tiết kiệm, từng nét bút, chữ ký của khách hàng đều có giá trị. Việc thay đổi chữ ký liên tục có thể khiến khách hàng không nhớ chữ ký trong từng loại giấy tờ của mình là gì, gây không thống nhất chữ ký giữa các loại giấy tờ nên gặp nhiều phiền toái. 

Điều này cũng đảm bảo sự an toàn, tránh rủi ro cho khách hàng khi gửi tiết kiệm và là căn cứ để giải quyết khi khách hàng bị kẻ xấu giả mạo chữ ký, rút tiền trong tài khoản.

3.6. Cẩn trọng khi giao dịch trực tuyến

Các trang web lạ, có tính bảo mật kém có thể cài vi rút và “ăn cắp” thông tin của khách hàng. Vì thế, khách hàng không nên chú ý khi truy cập vào các trang web. Khách hàng cũng nên cài đặt phần mềm diệt vi rút của các thương hiệu uy tín và cập nhật phiên bản mới để tránh trường hợp hacker xâm nhập, “đánh cắp” thông tin, rút tiền từ tài khoản tiết kiệm trực tuyến. 

Đồng thời, khách hàng nên cập nhật các thông báo mới của ngân hàng mở tài khoản, các cảnh báo rủi ro trong giao dịch trực tuyến từ ngân hàng để tránh bị kẻ gian lừa đảo. 

Một số mẹo giúp gửi tiền tiết kiệm an toàn hơn và tránh những rủi ro không đáng có

4. Gửi tiết kiệm an toàn tại BIDV

BIDV là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, được nhiều người tin tưởng, lựa chọn để gửi tiết kiệm. Hơn nữa, BIDV có nhiều hình thức gửi tiết kiệm như tiết kiệm có kỳ hạn (trả lãi cuối kỳ, trả lãi định kỳ, trả lãi trước) và tiết kiệm không kỳ hạn để khách hàng lựa chọn. 

Đặc biệt, BIDV đã áp dụng nhiều biện pháp bảo mật, đảm bảo an toàn cho khách hàng khi gửi tiền nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi gửi tiết kiệm.

Khách hàng gửi tiết kiệm tại BIDV có thể thực hiện tại các chi nhánh, phòng giao dịch của BIDV trên toàn quốc hoặc gửi online trên ứng dụng ngân hàng điện tử BIDV SmartBanking. Đối với mỗi hình thức gửi, BIDV luôn cam kết và đảm bảo an toàn bảo mật cao nhất cho khách hàng. Cụ thể

  • Nếu sử dụng hình thức gửi tiết kiệm tại quầy: Khách hàng sẽ phải cung cấp giấy tờ tùy thân khớp đúng với thông tin trong hệ thống, ký đúng chữ ký đã đăng ký với ngân hàng và có thẻ tiết kiệm thì mới có thể tất toán, đáo hạn thẻ tiết kiệm. 
  • Nếu gửi tiết kiệm online trên BIDV SmartBanking: Với mọi thao tác gửi/rút tiết kiệm, khách hàng phải đăng nhập ứng dụng bằng mật khẩu/vân tay/khuôn mặt và phải nhập mã PIN Smart OTP/SMS OTP do khách hàng đặt. Do đó, khách hàng tuyệt đối không tiết lộ mật khẩu đăng nhập/mật khẩu Smart OTP cho người khác biết để đảm bảo an toàn cho tài khoản tiết kiệm của mình.

Như vậy, nếu hỏi “Gửi tiết kiệm có an toàn không?” thì câu trả lời là có. Tuy gửi tiết kiệm có thể xảy ra một số rủi ro không đáng có nhưng nếu khách hàng biết cách giữ an toàn theo hướng dẫn trên đây thì mọi rủi ro đều có thể bị loại bỏ. 

Nếu muốn được tư vấn thêm về các vấn đề xoay quanh gửi tiết kiệm, khách hàng có thể liên hệ với BIDV qua số hotline 1900 9247 để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button